TẠI SAO NÊN CHỌN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI LÀ NƠI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THAY VÌ TÒA ÁN?

 

TẠI SAO NÊN CHỌN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI LÀ NƠI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THAY VÌ TÒA ÁN?

Các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân còn khá dè dặt với cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại (TTTM) thì FDI lại coi TTTM là phương thức ưu tiên.

BỞI VÌ:

1.     Trọng tài tôn trọng ý chí thỏa thuận của 02 bên tranh chấp:

Theo qui định tại điều 38 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp. Đồng thời Trọng tài cũng phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về thời hạn tố tụng trừ trường hợp quy tắc của trung tâm trọng tài có quy định. Trung tâm Trọng Tài Trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài viên được lựa chọn sẽ bầu Chủ tịch HĐTT. Do vậy các bên có cơ hội lựa chọn những trọng tài viên chuyên gia trình độ chuyên môn sâu kinh nghiệm dày dạn trong các lĩnh vực đặc thù như Ngân hàng, Xây dựng, Hàng hải, Thanh toán quốc tế, Sở hữu trí tuệ, Bảo hiểm, Đầu tư v.v… Trong khi tại tòa án, Thẩm phán do Tòa chỉ định và thường không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực có tính chuyên môn cao và đặc thù.

Ngoài ra, nếu tranh chấp có yếu tố quốc tế, thì các bên có quyền thoả thuận chọn tổ chức trọng tài, địa điểm, tiếng dùng trong xét xử và luật áp dụng. Trong khi toà án Việt Nam chỉ có thể xét xử theo tiếng Việt và Luật Việt Nam.

          2.     Thủ tục nhanh chóng, linh hoạt:

Phán quyết của trọng tài là quyết định chung thẩm, trọng tài chỉ xét xử một lần đưa ra quyết định hiệu lực ngay. Đây đặc điểm dùng để phân biệt giữa phương thức Trọng tài Thương mại và Tòa án.

Trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử còn có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Tòa án nhiều cấp xét xử, từ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc xét xử qua nhiều cấp như vậy trong phương thức Tòa án cũng tạo nên một hạn chế nhất định cho các nhà kinh doanh, đó là đôi khi có thể dẫn đến kéo dài thời gian xét xử, thời gian thi hành án, đây có thể là điều các nhà kinh doanh không mong muốn.

         Quy trình của tố tụng Trọng Tài cũng linh hoạt cho thời gian và lịch làm việc của các bên và năng động hơn so với Toà án, do trọng tài chỉ chịu sự điều chỉnh bỡi Quy Định của từng Trung Tâm Trọng Tài và Luật Trọng Tài Thương Mại.

Trong thủ tục trọng tài, tính mềm dẻo, linh hoạt thể hiện rất rõ ở mỗi giai đoạn, thể hiện tính

thuận tiện, dễ dàng tiến hành theo ý chí của các bên tranh chấp.

         3.      Bảo mật thông tin

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại thì giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Khác với nguyên tắc tố tụng của Tòa án là xét xử công khai được qui định tại Khoản 2 Điều 15 Bộ Luật tố tụng Dânsự năm 2015.

Như vậy, tất cả bí mật thông tin của các bên được giữ kín trong cả quá trình giải quyết, ngay cả khi có phán quyết cuối cùng cũng không được công khai, nếu như không yêu cầu của các bên. Đây được xem một ưu điểm lớn của phương thức giải quyết Trọng tài Thương mại, góp phần đáp ứng những mong muốn của các nhà kinh doanh khi muốn giữ mật thông tin hoặc uy tín của doanh nghiệp mình.

         4.     Cơ quan trọng tài trung lập, chuyên môn trọng tài viên cao

Tòa án quan xét xử của Nhà nước, quan pháp trong hệ thống bộ máy nhà nước ta, Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để xét xử, xử các hành vi vi phạm pháp luật. Tòa án hoạt động vì mục đích duy trì, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân theo Hiến pháp.

Bên cạnh đó, Trọng tài Thương mại lại là cơ quan mang tính chất phi chính phủ, không nằm trong bộ máy nhà nước và hoạt động phi lợi nhuận. Các trung tâm trọng tài không phải là một cơ quan xét xử của Nhà nước, là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

Luật trọng tài thương mại vẫn giữ lại hầu hết các qui định về Trọng tài viên. Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng “Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo Luật Trọng tài Thương mại năm 2010”. Để trở thành Trọng tài viên thì mỗi nhân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ mà Luật Trọng tài Thương mại qui định.

        5.    Phán quyết của trọng tài được công nhận, thi hành phán quyết trọng tài:

Phán quyết của trọng tài Thương mại là chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay, được qui định tại khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010. Vì vậy, vụ việc đã được trọng tài giải quyết thì không bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án.

Thủ tục thi hành phán quyết Trọng tài được thực hiện theo qui định pháp luật về thi hành án dân sự. Trong đó, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên được thi hành án, quan thi hành án Dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định đó. Sau khi nhận được thông báo về quyết định thi hành án, người phải thi hành án có 15 ngày để tự nguyện thi hành án, nếu không sẽ bị cưỡng chế theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự.

 

 

Tin tức

Góc nhìn trọng tài

Hòa giải

Trọng tài

LIÊN HỆ

ĐIỆN THOẠI: 0908 225 066


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*):

EMAIL (*):

SĐT (*):

Địa chỉ

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN